Tại thời điểm mà các nâng cấp lớn nhất đối với smartphone và thiết bị điện tử khác đều xảy ra bên dưới lớp vỏ, lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng lớp vỏ mới sẽ dễ hơn nhiều. Theo Kelly Goldsmith, Giáo sư Tiếp thị Đại học Vanderbilt, chất lượng của các điện thoại đều khá cao nên khách hàng khó nhận biết cái gì “tốt hơn”. Vì vậy, các thương hiệu cần phải áp dụng chiến lược mới, trong đó, giới thiệu màu sắc khác biệt, hiếm thấy là một cách.
Với người dùng, bảng màu đa dạng cũng được đánh giá cao. Nhà phân tích Ramon Llamas của IDC cho rằng các thiết bị, dù là smartphone, đồng hồ, PC hay tablet, đều nói lên cá tính của người sử dụng. Màu sắc khác lạ giúp chủ nhân thiết bị tạo sự khác biệt với người khác.
Đen, trắng, xám, bạc vẫn là các màu sắc thống trị trong ngành công nghiệp di động. Dù vậy, theo nhà nghiên cứu màu sắc Peggy Van Allen của tập đoàn tiếp thị Color, đang có sự chuyển dịch sang các màu sắc mạnh hơn. Apple nổi tiếng khi đưa màu xanh Bondi lên dòng Mac vào cuối thập niên 90, đánh dấu màn trở lại của Steve Jobs và thành công vang dội. Gần đây, “táo khuyết” cũng gây tiếng vang với màu vàng hồng trên iPhone năm 2015. Màu vàng hồng thực sự được công chúng yêu thích và tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của các nhà dự báo nhờ “bắt trend” của thời kỳ đó: Khao khát cá nhân hóa và trao quyền cho phụ nữ.
Cách đặt tên cho màu sắc ngày càng phá cách. Theo Giáo sư Tiếp thị Barbara Kahn đến từ Đại học Pennsylvania, đây cũng là một chiến thuật. Bà nhận xét, những cái tên vừa có tính mô tả vừa lạ lùng sẽ khơi gợi tương tác tích cực vì người dùng thích việc “giải đố”. Tên càng bí hiểm càng gây chú ý và khách hàng sẽ “căng não” để đoán được ý nghĩa phía sau.
Dù vậy, một điều khá mâu thuẫn là một số người mua thiết bị vì bị màu sắc hấp dẫn nhưng vẫn dùng ốp lưng che hoàn toàn. Có nhiều loại ốp lưng trong suốt chính hãng lẫn bên thứ ba nhưng chúng không phổ biến như ốp lưng loại thường.
Du Lam(Theo CNN)
" alt=""/>‘Bình mới rượu cũ’ tại Silicon ValleyTheo đó, việc giám sát được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm soát rủi ro của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, và báo cáo trực tiếp lên giám đốc điều hành tại Trung Quốc.
Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là tiến hành các cuộc điều tra về các hành vi sai trái của nhân viên, nhưng đã từng có kế hoạch thu thập dữ liệu vị trí của một cá nhân quốc tịch Mỹ, người chưa từng làm việc tại công ty.
Trong loạt tweet sau đó, TikTok phản pháo rằng những thông tin trên thiếu “nghiêm túc và tính chính trực của báo chí”, khi Forbes bỏ qua khẳng định của nền tảng này về việc “không thu thập thông tin vị trí GPS chính xác từ người dùng Mỹ, đồng nghĩa với việc TikTok không thể giám sát bất kỳ người dùng nào tại đây theo cáo buộc”.
TikTok nói thêm rằng, ứng dụng này chưa bao giờ được sử dụng để “nhắm mục tiêu” vào bất kỳ thành viên nào thuộc chính phủ Mỹ, các nhà hoạt động, nhân vật nổi tiếng hay các nhà báo.
Vào tháng 7, COE TikTok Shou Zi Chew thừa nhận “các nhân viên ngoài lãnh thổ Mỹ, gồm cả những người đang làm việc tại Trung Quốc, có thể có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng tại Mỹ tuỳ thuộc vào giao thức phê duyệt uỷ quyền mà nhóm bảo mật đưa ra”.
Tuy nhiên, công ty cho biết vào thời điểm đó họ đang thực hiện dự án Texas nhằm “bảo vệ hoàn toàn dữ liệu người dùng và đáp ứng yêu cầu lợi ích an ninh quốc gia MỸ”. Điều này gồm việc lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng mặc định tại quốc gia này trên dịch vụ đám mây của Oracle.
Thế Vinh(Theo CNBC)
" alt=""/>TikTok sử dụng dữ liệu định vị theo dõi cá nhân người Mỹ?